Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Trang trại nuôi heo công nghiệp tại TP.HCM
Các trang trại nuôi heo công nghiệp tại Tp HCM đang góp phần rất lớn giúp phát triển kinh tế tư nhân tại địa phương và góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân quanh khu vực. Tuy nhiên vấn đề phát sinh hiện nay là việc xử lý nước thải chăn nuôi heo tại TP Hồ Chí Minh chưa được quan tâm đúng mức.
Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi quá cao và không đem lại lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình xử lý nước thải.Nguồn nước thải sau khi xử lý Biogas có màu vàng tơi và mùi khó chịu, khi xả nguồn nước thải sau biogas ra các kênh rạch đã làm ô nhiễm nguồn kênh rạch rất trầm trọng (kênh đen và có mùi hôi thối).Mùi hôi thối phát sinh từ nước thải gây ảnh hưởng tới gia đình trang trại nuôi heo, công nhân của trang trại.Vì thế nên cần thiết xử lý nước thải chăn nuôi heo tại TP Hồ Chí Minh để đem lại môi trường sống trong lành cho khu vực trang trại heo.
1. THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO (LỢN)
Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước rửa,..thành phần của nước thải chăn nuôi rất phong phú bao gồm các chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan vô cơ hay hữu cơ và nhiều nhất là hỗn hợp chứa N,P, ngoài ra nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, nấm,…và một số mầm bệnh khác. Nếu nước thải này không qua xử lý, thải trực tiếp ra môi trường thì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, sinh vật sống khác.
Trong quá trình chăn nuôi heo (lợn) thì sẽ phát sinh một lượng nước thải rất lớn: vào khoảng 20 m3/1000 heo (lợn) thịt. Hiện nay, toàn bộ lượng nước thải + phân heo (lợn) từ quá trình rửa chuồng trại, duỗi phân… đều được gom vào bể biogas để xử lý và thu hồi khí biogas để tái xử dụng. Nước thải sau khi qua bể Biogas không xử lý triệt để được hàm lượng BOD, COD, Amoni, Phot pho trong nước thải sau biogas. Nước thải sau xử lý biogas của nước thải chăn nuôi heo (lợn) có màu vàng tươi, mùi hăng rất khó chịu. Khi gió thổi qua khu vực bể chứa nước thải sẽ sinh mùi hôi thối, rất khó chịu cho khu vực dân cư xung quanh.
Theo các tài liệu Công ty TNHH Dịch vụ Phân tích Kỹ Thuật Môi Trường Công Nghệ Mới tham khảocác chỉ tiêu, tính chất nước thải chăn nuôi heo (lợn) sau biogas tại vị trí hầm chứa nước sau biogas như sau:
Mẫu 1: Nước thải lấy tại hồ chứa nước sau biogas: hệ thống 3500 con heo (lợn) thịt.
STT
|
CHỈ TIÊU THỬ NGHIỆM
|
ĐƠN VỊ
|
PHƯƠNG PHÁP THỬ
|
KẾT QUẢ
|
QCVN 40:2011/BTNMT
|
01
|
Amoni (NH₄⁺) (*)
|
mg/L
|
ISO 5664 (TCVN 5988)
|
270
|
10
|
02
|
Nhu cầu oxy sinh học (BOD₅) (*)
|
mg/L
|
SMEWW 5210B
|
1260
|
50
|
03
|
Phospho (P) (*)
|
mg/L
|
SMEWW 4500P B
SMEWW 4500P E
|
54.4
|
6
|
Mẫu 2: Nước thải lấy tại hồ chứa nước sau biogas: hệ thống 5000 con heo (lợn) thịt (nuôi gia công cho CP)
STT
|
CHỈ TIÊU THỬ NGHIỆM
|
ĐƠN VỊ
|
PHƯƠNG PHÁP THỬ
|
KẾT QUẢ
|
QCVN 40:2011/BTNMT
|
01
|
Amoni (NH₄⁺) (*)
|
mg/L
|
ISO 5664 (TCVN 5988)
|
180
|
10
|
02
|
Nhu cầu oxy sinh học (BOD₅) (*)
|
mg/L
|
SMEWW 5210B
|
590
|
50
|
03
|
Phospho (P) (*)
|
mg/L
|
SMEWW 4500P B
SMEWW 4500P E
|
43
|
6
|
Mẫu 3: Nước thải lấy tại hồ chứa nước sau biogas: hệ thống 1000 con heo (lợn) nái
STT
|
CHỈ TIÊU THỬ NGHIỆM
|
ĐƠN VỊ
|
PHƯƠNG PHÁP THỬ
|
KẾT QUẢ
|
QCVN 40:2011/BTNMT
|
01
|
Amoni (NH₄⁺) (*)
|
mg/L
|
ISO 5664 (TCVN 5988)
|
340
|
10
|
02
|
Nhu cầu oxy sinh học (BOD₅) (*)
|
mg/L
|
SMEWW 5210B
|
760
|
50
|
03
|
Phospho (P) (*)
|
mg/L
|
SMEWW 4500P B
SMEWW 4500P E
|
57.9
|
6
|
2. TÍNH CẤP THIẾT CẦN PHẢI XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO (LỢN) CHI PHÍ THẤP
Việc xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) với chi phí thấp là một vấn đề cần thiết đối với các doanh nghiệp, cơ sở, hộ cá thể nuôi heo (lợn). Khi xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) thì sẽ tạo môi trường nước trong lành (các hồ chứa sẽ không có mùi, màu và rong tảo trong hồ) và mùi hôi thối khó chịu sẽ mất, không bị ảnh hưởng tới dân cư xung quanh và ảnh hưởng tới nhân viên, gia đình doanh nghiệp.
Vậy quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) chi phí thấp như thế nào là hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành như thế nào?. Sau nhiều dự án cải tạo, vận hành và thiết kế thi công hệ thống xử lý nước thải cho nhiều dự án xử lý nước thải chăn nuôi heo. Chúng tôi đã tìm ra quy trình xử lý nước thải tiên tiến, phù hợp với đặc điểm của ngành chăn nuôi heo (lợn) của Việt Nam.
3. QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO (LỢN) VỚI CHI PHÍ THẤP
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo chi phí thấp
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) với chi phí thấp
Xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) với chi phí thấp. Nước thải của cơ sở chăn nuôi heo (lợn) được dẫn qua bể biogas để xử lý và thu hồi biogas để tái sử dụng, nước thải sau khi qua bể biogas vẫn còn chứa nhiều thành phần ô nhiễm như: BOD, COD, Amoni, Photpho trong nước thải. Nước thải sau bể biogas được chứa trong bể chứa để loại bỏ khí gas còn sót lại trong hệ thống xử lý và lắng các bùn cặn trong hệ thống.
Tùy theo thể tích bể chứa có thể xây bể điều hòa hoặc không để tiết kiệm chi phí. Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể sinh học thiếu khí và bể sinh học hiếu khí.Công nghệ xử lý trên được gọi là công nghệ xử lý AO.
Công nghệ xử lý AO bao gồm 2 quá trình là quá trình xử lý sinh học thiếu khí để khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Bể xử lý sinh học thiếu khí được cấy chủng vi sinh vật thiếu khí thích hợp giúp khử triệt để Nitrat và khử một phần COD, BOD.
Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn giúp đẩy lượng khí nito (sinh ra từ quá trình khử nitrat: NO3-> N2) ra khỏi dòng thải. Sau đó nước từ bể sinh học thiếu khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí.
Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).
Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được tách phần bùn vi sinh hiếu khí ra khỏi dòng nước thải tại bể lắng. Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm thì nước thải được dẫn qua bể lắng sinh học để giữ lại bùn vi sinh và tách nước trong và thu tại máng răng cưa. Sau khi được khử toàn bộ các chất ô nhiễm nước thải được dẫn qua cụm bể xử lý hóa chất để khử màu vàng nhạt trong nước thải để đạt tiêu chuẩn xả thải, hết mùi, màu và các chất ô nhiễm hòa tan trong nước thải.
4. ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO (LỢN) VỚI CHI PHÍ THẤP:
- Công nghệ xử lý tiên tiến, xử lý được triệt để các hợp chất hữu cơ, amoni, độ màu trong nước thải chăn nuôi heo.
- Chi phí đầu tư xây dựng thấp: từ 2 -3 triệu đồng/m3 nước thải.
- Hệ thống hoạt động ổn định, tự động hóa cao cho người vận hành.
- Dễ dàng nâng cấp hệ thống lên công suất lớn hơn mà không phải tốn thêm chi phí.
Để xử lý nước thải chăn nuôi heo chi phí thấp hay có bất cứ thắc mắc gì liên quan tới hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo (lợn) hãy liên hệ ngay với Công ty CP Tư vấn Đầu tư Dự Án Việtđể được hỗ trợ tư vấn miễn phí.