Qua việc khảo sát thực tế tại công ty CÔNG TY SẢN XUẤT SƠN BIO-CHEM, dựa vào kinh nghiệm thực tế và dựa vào các chỉ tiêu của mẫu nước thải trước xử lý; chúng tôi, DỰ ÁN VIỆT, đề xuất công nghệ xử lý nước thải gồm các giai đoạn sau:
Sản xuất sơn
THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
- Bể chứa
Nước rác từ quá trình sản xuất sơn được thu gom về hồ chứa nước.Bể thu gom được trang bị lược rác, nhằm tách những rác ra khỏi nước thải.Tại hồ chứa, nước thải được bơm chảy vào bể điều hòa.
b. Bể điều hòa
Bể điều hòa được lắp đặt đĩa thổi khí giúp ổn định lưu lượng dòng thải, tránh lắng cặn và nâng cao hiệu quả nâng pH của nước thải.
Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng, để cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo. Các lợi ích cơ bản của việc điều hòa lưu lượng là:
(1) quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định;
(2) chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định.
Dung tích chứa nước càng lớn thì độ an toàn, về nhiều mặt, càng cao. Bể điều hoà được sử dụng để điều hoà lưu lượng, nồng độ các chất ô nhiễm.
Tại đây,dung dịch NaOH được châm vào để điều chỉnh pH ở mức phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình keo tụ - tạo bông tiếp theo.
c. Bể Keo tụ- Tạo Bông
Nhờ cánh khuấy khuấy trộn hóa chất với dòng nước thải để cho quá trình phản ứng xảy ra nhanh hơn. Moteur cánh khuấy được thiết kế với vận tốc khuấy 120-140 vòng/phút nhằm tạo ra dòng chảy xoáy, tạo điều kiện cho hóa chất phản ứngvà hóa chất chỉnh pH nhằm kết tủa các kim loại có trong nước thải sản xuất sơn hoàn toàn hình thành nên những bông cặn. Nhờ có chất trợ keo tụ bông (Polymer) mà các bông cặn hình thành kết dính với nhau tạo thành những bông cặn lớn hơn có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của nước nhiều lần nên rất dễ lắng xuống đáy bể lắng và tách ra khỏi dòng nước thải. Nước thải từ thiết bị keo tụ, tạo bông tiếp tục tự chảy qua bể lắng.
d. Bể Lắng
Nhiệm vụ: lắng các bông cặn sinh ra từ quá trình xử lý hóa lý và tách các bông cặn này ra khỏi nước thải.
Nước thải từ bồn keo tụ + tạo bông được dẫn vào ống phân phối nhằm phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy thiết bị. Ống phân phối được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Hàm lượng cặn (SS) trong nước thải ra khỏi thiết bị lắng giảm 70 – 80%. Cặn lắng ở đáy thiết bị lắng được xả định kỳ về bể chứa bùn.
Một số bông cặn và bọt khí trong nước không lắng xuống đáy thiết bị mà sẽ nổi lên trên mặt nước. Nhờ có hệ thống máng thu nước và chắn bọt mà các bông cặn và bọt khí không theo nước ra ngoài được. Các bông cặn và bọt khí được giữ ở mặt nước và được xả ngoài qua qua hệ thống phểu thu bọt đến sân phơi bùn hóa lý.
Phần nước trong trên mặt được tập trung chảy tràn vào máng thu nước & được dẫn về bể trung gian.
e. Bể Trung gian
Bể trung gian là nơi tập trung nước thải sau quá trình xử lý hóa lý để tiếp tục công đoạn lọc áp
f. Bồn lọc áp lực
Bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định
g. Bể chứa bùn
Có chức năng lưu trữ lượng bùn thải nhằm làm giảm độ ẩm của bùn thải. Phần nước dư được dẫn về bể điều hòa