Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT
|
Nội dung
|
Diện tích (m²)
|
Tỷ lệ
|
I.1
|
Khu hành chính và dịch vụ công
|
15.762
|
49,26%
|
1
|
Nhà điều hành, khu hành chính văn phòng, khu ăn nghỉ cán bộ (3 tầng)
|
540
|
1,69%
|
2
|
Nhà bảo vệ (cổng chính vào nhà máy)
|
35
|
0,11%
|
3
|
Nhà bảo vệ (cổng tiếp nhận chất thải vào nhà máy)
|
25
|
0,08%
|
4
|
Cổng chính vào nhà máy
|
49
|
0,15%
|
5
|
Cổng tiếp nhận chất thải 1
|
49
|
0,15%
|
6
|
Cổng tiếp nhận chất thải 2
|
49
|
0,15%
|
7
|
Trạm cân 80 tấn
|
96
|
0,30%
|
8
|
Nhà xe để ô tô
|
96
|
0,30%
|
9
|
Nhà xe công nhân
|
70
|
0,22%
|
10
|
Nhà nghỉ ăn ca
|
308
|
0,96%
|
11
|
Nhà bếp
|
48
|
0,15%
|
12
|
Nhà tắm và khu vệ sinh công cộng
|
48
|
0,15%
|
13
|
Nhà để xe chuyên dụng
|
240
|
0,75%
|
14
|
Trạm điện
|
49
|
0,15%
|
15
|
Tường rào bao quanh nhà máy
|
794
|
2,48%
|
16
|
Bồn hoa
|
1.700
|
5,31%
|
17
|
Sân, đường giao thông nội bộ
|
3.306
|
10,33%
|
18
|
Ao sinh thái và dự trữ nước sản xuất và cứu hỏa.
|
1.050
|
3,28%
|
19
|
Hệ thống thu gom xử lý nước thải tổng hợp
|
600
|
1,88%
|
20
|
Trạm xử lý nước cấp
|
210
|
0,66%
|
21
|
Vườn sinh thái kết hợp hệ thống cây xanh cách ly
|
6.400
|
20,00%
|
I.2
|
Khu xử lý
|
16.238
|
50,74%
|
1
|
Bể xử lý nước tuần hoàn làm sạch khói nhà đốt
|
300
|
0,94%
|
2
|
Nhà thí nghiệm, hóa nghiệm
|
70
|
0,22%
|
3
|
Vườn trồng cây thí nghiệm các loại phân hữu cơ
|
500
|
1,56%
|
4
|
Phân xưởng phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt bằng lò đốt kết hợp phân xưởng ủ phân vi sinh
|
1.800
|
5,63%
|
5
|
Phân xưởng phân loại và xử lý rác thải công nghiệp bằng lò đốt
|
800
|
2,50%
|
6
|
Phân xưởng tái chế 1
|
504
|
1,58%
|
7
|
Phân xưởng tái chế 2
|
480
|
1,50%
|
8
|
Phân xưởng sản xuất viên đốt RPF
|
504
|
1,58%
|
9
|
Phân xưởng đóng gói thành phẩm, kho thành phẩm
|
512
|
1,60%
|
10
|
Phân xưởng tái chế chất thải tổng hợp,phân xưởng đóng rắn gạch ba banh
|
512
|
1,60%
|
11
|
Kho lưu giữ chất thải nguy hại
|
480
|
1,50%
|
12
|
Kho chứa phế liệu tổng hợp
|
480
|
1,50%
|
13
|
Phân xưởng cơ khí, sửa chữa cải tạo thiết bị, kho phụ tùng máy móc.
|
480
|
1,50%
|
14
|
Phân xưởng sản xuất phân vi sinh
|
810
|
2,53%
|
15
|
Sân phơi
|
696
|
2,18%
|
16
|
Hầm lưu giữ chất thải nguy hại bền vững
|
810
|
2,53%
|
17
|
Khu chôn lấp chất thải không nguy hại khó xử lý
|
6.500
|
20,31%
|
Tổng cộng
|
32.000
|
100,00%
|
Chất thải được thu gom từ các điểm phát sinh được tập kết về nhà máy.Sau khi qua trạm cân, các xe trung chuyển sẽ đổ chất thải vào phễu nạp liệu, sau đó chất thải được đưa lên băng truyền dẫn về máy tách từ, máy có nhiệm vụ loại bỏ kim loại có trong chất thải. Chất thải sau khi được phân loại bằng hệ thống phân loại rác tự độngsẽ được vận chuyển bằng cơ giới về các khu xử lý chức năng.
Các nhóm chất thải sau khi được thu gom, vận chuyển sẽ được phân theo các nhóm như sau, để tiến hành xử lý – tái chế:
- Nhóm 1: chất thải dân dụng, chất thải sinh hoạt được thu gom, phân loại và tái chế làm phân vi sinh hữu cơ và bán sản phẩm ra thị trường.
- Nhóm 2: chất thải công nghiệp không nguy hại, có thể tái chế được: Công ty sẽ thu gom, phân loại và xử lý sơ bộ (tẩy rửa) rồi cung cấp như hàng hoá thông thường nhằm tận dụng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác (như: Kim loại đen; kim loại mầu và hợp kim của chúng; giấy; nhựa; thủy tinh…).
- Nhóm 3: chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng tái chế: Công ty thu gom các chất thải nguy hại rồi xử lý triệt để bằng: phương pháp đốt; xử lý nước thải tại trạm xử lý nước thải tập trung; Cô lập CTNH lưu giữ bền vững trong hầm chôn lấp.
- Nhóm 4: chất thải công nghiệp nguy hại là bao bì chứa hoá chất, các phôi kim loại, kim loại hoặc nhựa bị nhiễm hóa chất, chất thải nguy hại. Đây là nhóm chất thải có khả năng tái chế đem lại lợi nhuận kinh tế: bao bì đựng hóa chất, phôi kim loại, kim loại, nhựa, thủy tinh thu gom về sẽ được súc rửa, tái chế, tái sử dụng hoặc cung cấp cho các đơn vị khác.
- Nhóm 5: chất thải công nghiệp nguy hại là ắc quy thải Công ty tiến hành phá dỡ, xúc rửa để thu hồi phần phế liệu thu được có khả năng tái chế bán cho các đơn vị có nhu cầu, phần còn lại loại nào đốt được sẽ được đưa vào lò đốt, loại không đốt được sẽ được nghiền và hóa rắn làm vật liệu xây dựng hoặc lưu giữ trong hầm lưu giữ bền vững.
- Nhóm 6: chất thải công nghiệp nguy hại là các loại bóng đèn thải như: đèn huỳnh quang, compact, halozen sẽ được xử lý.
- Nhóm 7: chất thải công nghiệp nguy hại không có khả năng đốt, tái chế và tro xỉ sau quá trình đốt sẽ được thu gom và hóa rắn làm vật liệu xây dựng.
- Nhóm 8: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất của nhà máy và của các cơ sở khác được xử lý đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
+ Chất thải có khả năng tái chế (nhựa, kim loại, giấy, nilon, accquy, đèn huỳnh quang);
+ Chất thải xử lý bằng phương pháp đốt có nhiệt lượng cao (giẻ lau, bao bì, cặn dầu,…);
+ Chất thải xử lý bằng phương pháp đốt có nhiệt lượng trung bình và thấp (cặn sơn, bùn thải, …);
+ Dung môi thải, dầu nhớt thải các loại;
+ Chất thải hữu cơ dễ phân hủy (thực phẩm, lá cây…).
Hình ảnh về dây chuyền phân loại rác tự động:
Một số thiết bị hỗ trợ khác:
Gầu ngoạm xử lý rác có động cơ thủy lực là công cụ dùng để tải và bóc dỡ ở nhà máy xử lý rác.
Việc sử dụng cầu trục vào việc nâng hạ và di chuyển sản phẩm trong các nhà máy xử lý rác thải đã không còn xa lạ. Tùy từng nhu cầu mà gầm cầu trục sẽ được sử dụng nhằm phục vụ mục đích của người điều khiển nó.
II.2.Phương pháp ủ sinh học làm phân hữu cơ
Phương pháp này thích hợp với loại CTR hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacbon hyđrat như đường, xenlulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân hủy đồng thời hoặc từng bước. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt của ôxy không khí (phân huỷ hiếu khí) hay không có không khí (phân huỷ yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra đồng thời ở một khu vực chứa chất thải và tuỳ theo mức độ thông khí mà dạng này hay dạng kia chiếm ưu thế. Phương pháp ủ sinh học làm phân compost được thể hiện ở hình dưới đây.
Hình: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp
Một hình ảnh về thiết bị công nghệ:
Hình: Máy trộn rác
Hình: Máy tiếp liệu
Hình: Mặt trước của Máy Đóng Bao.
Hình: Thiết bị sàng
Công nghệ cắt tạo hạt trong nước (underwater palletizing): Nhựa đùn ra khỏi khuôn tạo hạt gắn sau máy đùn sẽ được cắt ngay trên bề mặt khuôn tạo hạt được ngâm trong khoan kín chứa đầu nước.
Với công nghệ kéo sợi, nhựa được đùn qua một chuỗi những lỗ tròn bố trí xếp thành hàng ngang trên khuôn tạo sợi để định dạng sợi nhựa tròn. Những sợi này được kéo liên tục qua thùng nước làm nguội, tại đây sợi nhựa sẽ đông cứng lại. Khi ra khỏi máng nước làm nguội, nước còn dính lại trên sợi nhựa được lấy đi bằng cách dùng khí thổi mạnh vào sợi nhựa hay sử dụng máy hút chân không để tránh nước văng ra khu vực xung quanh máy. Sau khi làm khô, sợi nhựa được kéo qua dao cắt liên tục gọi là máy cắt sợi, nhựa được cắt thành hạt hình trụ ngắn và sau đó thoát ra cửa xả của máy cắt và rơi vào máy tách hạt để tách những hạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao.
Một hệ thống tạo hạt kéo sợi thông thường gồm những thiết bị như sau:
+ Khuôn tạo sợi gắn với thiết bị đùn.
+Máng hay thùng nước làm nguội đủ dài (có thể dài tới 7,3m) để sợi nhựa được làm nguội và đông cứng, sử dụng vòi phun hay luồng khí thổi trực tiếp lên sợi nhựa để lấy đi phần nước còn bám vào sợi nhựa khi chúng được kéo ra khỏi thùng nước làm nguội.
+ Bộ dao cắt gồm một rôto gắn những lưỡi dao có thể thay thế và một dao cố định để cắt sợi nhựa thành những hạt nhỏ hình trụ.
+ Máy sang tách hạt để vận chuyển và tách những hạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao.
Hệ thống kéo sợi được bố trí theo phương thẳng hàng với các thiết bị nối tiếp nhau, bề ngang thông thường khoảng 2 hay 3 feet, và chiều dài có thể lên đến 35 feet (10.7m) tùy theo kích thước và bố trí lắp đặt thùng nước làm nguội, bộ phận thổi khí, dao cắt tạo hạt và lưới sang.
Một số hình ảnh dây chuyền đồng bộ tái chế nhựa